-
Tại Sao Trời Chuyển Lạnh Lại Gia Tăng Nguy Cơ Mắc Bệnh Đường Hô Hấp?
Khi thời tiết chuyển lạnh, hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là ở người cao tuổi và trẻ nhỏ, thường hoạt động kém hiệu quả. Các loại virus gây bệnh đường hô hấp cũng phát triển mạnh hơn trong điều kiện lạnh, ẩm. Bên cạnh đó, khi ở trong không gian kín, không khí không lưu thông, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus gây bệnh phát triển và lây lan dễ dàng hơn. Các bệnh đường hô hấp phổ biến có thể kể đến là cúm, viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang và viêm thanh quản.
-
Những Bệnh Đường Hô Hấp Phổ Biến Khi Trời Lạnh
2.1 Bệnh Đường Hô Hấp Trên
- Cảm cúm: Là bệnh phổ biến do virus cúm gây ra, dễ lây lan qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần. Triệu chứng bao gồm sốt, đau đầu, đau cơ, sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh có thể biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Nhằm hỗ trợ điều trị bệnh cúm, Sunkovir là giải pháp khuyên dung dành cho căn bệnh này. Dựa trên bài thuốc y học cổ truyền “Nhân sâm bại độc tán”, được sản xuất từ các thành phần như Sài hồ, Phục Linh, Đảng sâm, Xuyên khung,… với công dụng ích khí giải biểu. Sản phẩm không chỉ giúp rút ngắn thời gian điều trị cúm mà còn giúp phục hồi hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ lạm dụng kháng sinh.
- Viêm xoang: Xảy ra khi lớp niêm mạc xoang bị viêm, làm tích tụ dịch mủ. Người bệnh thường có triệu chứng như đau nhức vùng xoang, nghẹt mũi, khó thở, giảm khả năng ngửi.
- Viêm thanh quản: Do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Trẻ em bị viêm thanh quản thường có biểu hiện sốt, ho, thở rít. Người lớn có thể bị khàn giọng, mất tiếng, ho kéo dài.
2.2 Bệnh Đường Hô Hấp Dưới
- Viêm phế quản: Triệu chứng chính là ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm. Bệnh thường lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc khi dùng chung đồ cá nhân.
- Viêm phổi: Là bệnh nguy hiểm do vi khuẩn, virus gây ra. Triệu chứng phổ biến gồm tức ngực, khó thở, sốt cao. Viêm phổi nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.
-
Biện Pháp Phòng Ngừa Hiệu Quả Khi Trời Chuyển Lạnh
- Giữ ấm cơ thể: Mặc ấm, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực, bàn tay và bàn chân khi ra ngoài trời.
- Vệ sinh môi trường sống: Thường xuyên mở cửa sổ để không khí trong nhà thông thoáng. Giữ vệ sinh sạch sẽ, lau dọn thường xuyên để giảm thiểu vi khuẩn và virus.
- Rửa tay thường xuyên: Đây là biện pháp quan trọng để tránh lây nhiễm virus từ các bề mặt.
- Bổ sung dinh dưỡng: Ăn nhiều rau củ quả chứa vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch. Hạn chế thức ăn nhanh và đồ ngọt vì chúng làm suy yếu miễn dịch.
-
Khi Nào Cần Đi Khám Bác Sĩ?
Nếu ho, sốt, khó thở, nghẹt mũi kéo dài không giảm. Bệnh nhân cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Đặc biệt, với các đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, người cao tuổi, và người có bệnh nền mãn tính. Việc điều trị sớm sẽ giúp tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh đường hô hấp gây ra.
Kết Luận
Bệnh liên quan đến đường hô hấp là mối lo ngại lớn khi trời trở lạnh, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ. Phòng ngừa hợp lý và chăm sóc sức khỏe đầy đủ có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh lý nguy hiểm này.
https://suckhoedoisong.vn/4-benh-ho-hap-o-tre-thuong-gap-vao-mua-lanh-va-cach-phong-ngua-16923120718472546.htm